Tìm giải pháp đưa hạt muối Bạc Liêu cùng tham gia phát triển du lịch

(PLVN) – Trong khuôn khổ Festival Nghề muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025, chiều 7/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch muối Bạc Liêu trong thời gian tới.

Tham dự Hội thảo, có lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Hiệp hội Du lịch ĐBSCL; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Quảng Ngãi, Trà Vinh, Sóc Trăng; đại diện lãnh đạo Hiệp hội Du lịch, các các Phòng Quản lý Du lịch, các Trung tâm Xúc tiến du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, kinh doanh du lịch, tổ chức du lịch, các chuyên gia tư vấn du lịch…

Ông Ngô Vũ Thăng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu, phát biểu chào mừng Hội thảo.
Ông Ngô Vũ Thăng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu, phát biểu chào mừng Hội thảo.

Phát biểu chào mừng Hội thảo, ông Ngô Vũ Thăng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Thời gian qua, du lịch được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu xác định là một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế – xã hội.
Cụ thể hóa chủ trương đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu (khóa XV) đã ban hành Nghị quyết 11-NQ/TU về tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với nhiều chỉ đạo quyết liệt và giải pháp phát triển mang tính trọng tâm, trọng điểm để phấn đấu đưa Bạc Liêu trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực ĐBSCL.

Bước đầu, du lịch Bạc Liêu đã đạt những kết quả đáng khích lệ, hàng năm lượng khách tăng trung bình khoảng 15%, tổng thu từ khách du lịch tăng trung bình khoảng 20%. Năm 2024 du lịch Bạc Liêu đón tiếp khoảng 5,1 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 4.200 tỷ đồng”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chia sẻ, bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Bạc Liêu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt sản phẩm du lịch Bạc Liêu còn đơn điệu, chưa tạo thành chuỗi giá trị kinh tế cao và thu hút du khách. Chính vì vậy, việc khai thác, phát huy các tài nguyên bản địa gắn với phát triển du lịch được tỉnh chú trọng, trong đó du lịch gắn sản phẩm muối và Nghề làm muối ở Bạc Liêu đang được tỉnh định hình phát triển thành sản phẩm du lịch mới để tập trung phát triển và sớm đưa vào khai thác, phục vụ du khách.

Các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học, các doanh nghiệp du lịch… tham luận, thảo luận tại Hội thảo.
Các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học, các doanh nghiệp du lịch… tham luận, thảo luận tại Hội thảo.

“Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa “Nghề làm Muối ở Bạc Liêu” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã thể hiện sự trân trọng và ghi nhận của Nhà nước đối với nghề thủ công truyền thống “Nghề làm Muối ở Bạc Liêu”.

Đây không chỉ là niềm tự hào của nhân dân huyện Đông Hải, huyện Hòa Bình, của người dân tỉnh Bạc Liêu, nhất là bà con Diêm dân. Qua đó, góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự phong phú, đa dạng của kho tàng của di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh.

Để thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể này, đặc biệt là gắn với phát triển du lịch trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, UBND huyện Đông Hải, UBND huyện Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh tiếp tục duy trì, bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống Nghề làm Muối.
Đồng thời, sớm triển khai xây dựng Đề án, Kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghề làm Muối. Đặc biệt, tập trung nâng đời sống cho bà con Diêm dân trên địa bàn; xây dựng thương hiệu Muối Bạc Liêu và quảng bá, giới thiệu mạnh mẽ để thương hiệu muối ngày càng bay xa.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu chứng kiến ký kết hợp tác giữa Nam Quốc Group và Công ty Cổ phần Muối Bạc Liêu (bên phải).
Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu chứng kiến ký kết hợp tác giữa Nam Quốc Group và Công ty Cổ phần Muối Bạc Liêu (bên phải).

Bà Lê Đình Minh Thy – Giám đốc Vietravel chi nhánh TP. Cần Thơ, chia sẻ: “Du lịch Bạc Liêu cần kết hợp với các doanh nghiệp du lịch để xây dựng các gói tour, đồng thời kết hợp tham quan làng muối với những điểm du lịch nổi tiếng như Nhà Công tử Bạc Liêu, Điện gió Bạc Liêu… để trải nghiệm một ngày làm diêm dân như cào muối, gánh muối, tìm hiểu về nghề làm muối truyền thống, góp phần tạo dựng thương hiệu du lịch, thúc đẩy kinh tế và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của Bạc Liêu”.

Đồng thời, nhiều ý kiến tham luận, thảo luận quan trọng của các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học, các doanh nghiệp du lịch… Qua đó, góp phần xây dựng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch muối Bạc Liêu để có cách làm phù hợp, đổi mới, sáng tạo, tăng tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, kinh doanh, phát triển du lịch theo hướng bền vững phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Ông Ngô Vũ Thăng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu và ông Hà Văn Siêu - Phó Cục Trưởng Cục Du lịch Quốc gia, trao Sash (băng đeo chéo) và hoa tặng Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2021 - Lý Kim Thảo, chính thức làm đại diện hình ảnh du lịch Bạc Liêu.
Ông Ngô Vũ Thăng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu và ông Hà Văn Siêu – Phó Cục Trưởng Cục Du lịch Quốc gia, trao Sash (băng đeo chéo) và hoa tặng Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2021 – Lý Kim Thảo, chính thức làm đại diện hình ảnh du lịch Bạc Liêu.

Dịp này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu công bố Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2021 – Lý Kim Thảo, làm đại diện hình ảnh du lịch Bạc Liêu.

Bạc Liêu hiện có 12 điểm du lịch tiêu biểu được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận (nhiều nhất so với các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL). Đồng thời, là một trong những cái nôi của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ di sản được UNESCO vinh danh, là quê hương của Bản vọng cổ, bài ca vua của sân khấu cải lương gắn với tên tuổi cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bản Dạ cổ Hoài Lang bất hủ, cũng như những giai thoại “hào sảng” về Công tử Bạc Liêu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon