Trải nghiệm làng nghề làm muối ở Bạc Liêu – Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

LNV – Nghề làm muối ở Bạc Liêu hình thành và phát triển cách đây hơn 1 thế kỷ. Nhờ đường bờ biển kéo dài hàng chục ki lô mét, tại đây đã hình thành những ruộng muối trải dài từ đoạn giáp với biển Vĩnh Châu (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đến cửa biển Gành Hào và tập trung nhiều nhất ở 2 xã Long Điền Đông, Long Điền Tây (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu). Từ những năm đầu thế kỷ XX, Bạc Liêu được xem là “thủ phủ muối” của Việt Nam và là tỉnh có sản lượng muối lớn nhất, thường xuyên cung cấp cho Nam Kỳ lục tỉnh cùng các nước Đông Dương.

Từ xưa, nghề sản xuất muối Bạc Liêu vốn nổi danh với cái tên “muối ba thắt” và giúp cho nhiều đại điền chủ giàu “nứt vách” từ hạt muối như: Hội đồng Trạch, điền chủ Huỳnh Quái… Còn những diêm dân nhọc nhằn, lam lũ trên những cánh đồng muối nắng cháy đều là những tá điền.

Vào những năm 1980-1990, người ta phải chở từng ghe muối xuôi ngược khắp các kênh rạch từ làng quê ra phố thị để rao bán cho từng nhà. Tiếng rao: “Muối hôn…!” đã trở thành âm thanh quen thuộc trong ký ức của những thế hệ sinh ra và lớn lên ở Bạc Liêu vào thời đó.

Nghề làm muối đòi hỏi các diêm dân sự cần cù, chịu khó cùng những tri thức, kinh nghiệm sản xuất gắn với thiên nhiên. Mùa làm muối ở Bạc Liêu thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 (âm lịch) năm sau.

Một cánh đồng muối ở Bạc Liêu đang mùa thu hoạch

Bước đầu, trên mỗi ruộng muối, người làm muối sẽ xử lý nền đất cho thật chặt, hạn chế tối đa nước biển thấm vào đất. Sau đó, tiếp tục cho nước biển vào phơi khô để thêm độ rắn cho đất. Khi nền ruộng muối đã đạt yêu cầu, người dân mới bơm nước biển vào bên trong.

Ruộng ban đầu cho nước biển vào người dân gọi là “ruộng phơi”, dưới tác dụng ánh nắng mặt trời lượng nước trong nước biển bốc hơi bớt, lúc này nồng độ mặn trong nước tăng cao hơn so với ban đầu. Người dân mới tháo phần nước này xuống phần ruộng bên dưới để tạo muối, ruộng này gọi là “ruộng ăn”, được lèn chặt và nhẵn bóng từ trước.

Khi muối bắt đầu kết tủa, diêm dân mới dùng dụng cụ để cào muối tập trung lại thành những hình chóp trên mỗi ruộng. Quy trình như vậy lập đi lập lại cho đến khi thu hoạch xong…

Toàn bộ các ng đoạn làm muối cho đến thu hoạch đều thực hiện dưới trời nắng gắt. Cho nên, nước da của diêm dân lúc nào cũng đen bóng vì cháy nắng.

Ngày nay, dù đã tiến hành cơ giới hóa nhiều khâu trong quy trình sản xuất muối nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng muối, nhưng diêm dân Bạc Liêu vẫn trân trọng kỹ thuật sản xuất theo phương pháp thủ ng truyền thống. Đó là kỹ thuật phơi “Xa kề, nhì kề, xắp chuối” (tương ứng với các cấp bay hơi: Sơ, trung và cao cấp) để nước biển kết tinh thành những hạt muối có kích thước lớn, rắn chắc, khô, màu trắng hồng vô cùng bắt mắt. Đặc biệt, muối Bạc Liêu có ưu điểm: Không mùi, không đắng chát, không lẫn tạp chất, vị mặn đậm đà và ngọt hậu.

Trải qua hơn 100 năm, nghề làm muối gắn bó với đời sống lao động sản xuất, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, và là tri thức dân gian được tích lũy, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Năm 2019, sản phẩm “Muối ăn Bạc Liêu” một lần nữa được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, qua đó khẳng định thương hiệu muối Bạc Liêu trên thị trường trong nước và quốc tế. Năm 2020, nghề làm muối ở Bạc Liêu được ng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng với đó, những cánh đồng muối ở Bạc Liêu còn là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách

Nghề làm muối rất vất vả nhưng diêm dân vẫn gắn bó không rời

Không trắng trong như hạt muối được sản xuất ở miền Trung nhưng muối Bạc Liêu mang hương sắc đặc trưng của nước biển phù sa. Chính vì đặc điểm tự nhiên này đã tạo cho muối Bạc Liêu có màu trắng hồng, hạt khô chắc và không tạp mùi mà không nơi nào có được.

Hiện nay, muối Bạc Liêu được xuất sang Campuchia để muối cá, làm nước mắm, làm khô. Đồng thời cũng là sản phẩm muối duy nhất của nước ta được đưa vào thị trường Nhật, bởi chất lượng vượt trội so với các loại muối khác, đó là mặn mà không chát đắng. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng chọn hạt muối sản xuất tại quê hương của ng tử Bạc Liêu để làm gia vị chế biến cho món kim chi, một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng của đất nước này mà không phải thứ gia vị nào cũng có thể chen chân vào được. Điều đó cho thấy, muối Bạc Liêu đã khẳng định được thương hiệu và có một vị trí nhất định trên thị trường trong và ngoài nước.

Diêm dân Bạc Liêu thu hoạch muối

Diêm dân Nguyễn Văn Điệp (70 tuổi, ở xã Điền Hải, huyện Đông Hải), cho biết nhà ông đã ba đời gắn bó với hạt muối. “Dù nghề muối vất vả, có lúc thăng, lúc trầm nhưng tôi chưa từng nghĩ đến chuyện bỏ nghề. Bởi vì thương cái vị mặn mà của muối mà hễ xa là nhớ” – người diêm dân có thâm niên hơn 50 năm làm muối, chia sẻ.

Có lẽ đó cũng là lý do mà bao đời nay diêm dân dù có vất vả, thậm chí không ít làn phá sản vì muối mà vẫn cứ “chung tình” với muối. Họ thương muối như một thứ tình yêu mãnh liệt mà soạn giả Ngô Hồng Khanh đã thể hiện trong bài vọng cổ “Biển cạn”: “Muối Long Điền mặn nghĩa thủy chung”, hay “cá kèo kho muối Bạc Liêu, lấy chồng quê biển thêm yêu Gành Hào”… Rồi nhiều xóm làng ở xã Điền Hải, Long Điền Tây cũng được gọi là xóm muối, hay ấp Diêm Điền vì tập trung hàng trăm hộ dân đều sống bằng nghề làm muối. Và, không biết bao nhiêu đôi trai gái đã kết duyên thành vợ, thành chồng từ nghề muối.

Tình yêu giữa người và muối không chỉ đi vào thơ ca mà trong quá trình lao động nhọc nhằn, diêm dân còn sản sinh ra những câu ca dao đầy tự tin, hào sảng, thể hiện tinh thần lao động không biết mệt mỏi: “Chừng nào chưa cạn biển Đông, Bạc Liêu còn muối anh không sợ nghèo”

Bài và ảnh Hoàng Mai TH – Nguồn: langngheviet.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon